Các phương pháp tính tuổi kim lâu
Ngày nay nhờ kinh tế ngày càng phát triển , cuộc sống của mỗi gia đình cũng được cải thiện . Việc xây dựng một ngôi nhà khang trang được thuận lợi mọi bề thiên thời , địa lợi , nhân hoà là việc lớn hệ trọng của một đời người . Nên có lẽ không ai khi làm nhà mà không xem tuổi làm nhà của mình có bị kim lâu hay không , vì theo tập tục dân gian khi làm nhà thì phải chọn tuổi để tránh tuổi kim lâu .
Tuổi kim lâu là tuổi mà làm nhà vào tuổi đó thì gây tai hoạ cho gia đình . Kim lâu lại chia thành : Kim lâu thân là làm nhà vào tuổi đó thì gây tai hoạ cho chính bản thân người làm nhà , kim lâu thê là làm nhà vào tuổi đó thì tai hoạ cho vợ . Kim lâu tử là làm nhà vào tuổi đó thì tai hoạ cho con cái , kim lâu lục súc là làm nhà vào tuổi đó thì chăn nuôi gia súc thất bại liên miên , tăng gia sản xuất hay thất bại . Tuổi kim lâu chỉ tính cho đàn ông , không tính cho đàn bà . Làm nhà chỉ theo tuổi đàn ông không theo đàn bà .
Song , cách tính tuổi kim lâu hiện nay theo một số sách hướng dẫn lại có cách tính khác nhau và ra các kết quả lại khác nhau . Để giúp mọi người có các tài liệu để so sánh , đánh giá và lựa chọn cho mình một cách tính phù hợp với mình khi cần phải chọn tuổi tránh kim lâu .Tôi xin trình bày ba cách tính tuổi kim lâu của ba cuốn sách hướng dẫn xem tuổi kim lâu để mọi người lựa chọn .
Các phương pháp tính tuổi kim lâu đều lấy bảng Cửu tinh , Hậu thiên Bát quái để tính , cùng thống nhất bắt đầu khởi từ cung Khôn và cùng tính thuận kim đồng hồ đến các cung Càn thì kim lâu thê , đến cung Cấn thì kim lâu tử , đến cung Tốn thì kim lâu lục súc , đến cung Khôn thì kim lâu thân .
Nhưng lấy tuổi để khởi điểm thì khác nhau và khác nhau về cách Ngũ nhập trung cung , Ngũ Thập nhập trung cung hoặc không nhập trung cung . Nên các cách tính này lại ra các kết quả về tuổi kim lâu lại khác nhau .
1 . Cách 1 , của Trần Văn Tam tác giả sách ” Xây dựng nhà ở theo phong thuỷ ” và Tân Việt – Thiều Phong , tác giả sách ” Bàn về lịch vạn niên ” .
Khởi 1 tuổi từ Khôn , 2 tuổi Đoài , 3 tuổi Càn , 4 Khảm , 5 vào trung cung , 6 ra Cấn , 7 Chấn , 8 Tốn , 9 Ly , 10 Khôn …Cứ như vậy tính đến tuổi cần xem .
Cách tính này chỉ cần lấy cả tuổi mụ của người cần xem rồi chia cho 9 , nếu dư 1 là kim lâu thân , nếu dư 3 là kim lâu thê , nếu dư 6 là kim lâu tử , nếu dư 8 là kim lâu lục súc .
2 . Cách 2 , của Hoàng Bình tác giả sách ” Thế kỷ Âm Dương đối lịch ” .
Khởi 1 tuổi tại Khôn , 2 tuổi tại Đoài , 3 tuổi tại Càn , 4 tại Khảm , 5 vào trung cung , 6 ra Cấn , 7 Chấn , 8 Tốn , 9 Ly , 10 vào trung cung , 11 tại Khôn …Cứ như vậy tính đến tuổi cần xem .
3 . Cách 3 , của Huỳnh Liên tác giả ” Sách số coi tuổi làm nhà ” .
Khởi 10 tuổi tại Khôn , 20 tuổi tại Đoài , 21 tuổi Càn , 22 Khảm , 23 Cấn , 24 Chấn , 25 Tốn , 26 Ly , 27 Khôn , 28 Đoài …
Cách tính này là khởi hàng chục 10 , 20 … khi hết tuổi chục sang tuổi lẻ thì cứ đếm luôn 21 , 22 và không vào trung cung , cứ như vậy đến tuổi người cần xem .
Dưới đây là bảng tính sẵn của ba cách tính trên đây .
Tuổi — Cách 1 — Cách 2 — Cách 3
20 — không — không — không
21 — kim lâu — kim lâu — kim lâu
22 — không — không — không
23 — không — kim lâu — kim lâu
24 — kim lâu — không — không
25 — không — không — kim lâu
26 — kim lâu — kim lâu — không
27 — không —- không — kim lâu
28 — kim lâu — kim lâu — không
29 — không — không — kim lâu
30 — kim lâu — không — kim lâu
31 — không — kim lâu — không
32 — không — không — kim lâu
33 — kim lâu — kim lâu — không
34 — không — không — kim lâu
35 — kim lâu — không — không
36 — không — kim lâu — kim lâu
37 — kim lâu — không — không
38 — không — kim lâu — kim lâu
39 — kim lâu — không — không
40 — không — không — không
41 — không — kim lâu — kim lâu
42 — kim lâu — không — không
43 — không — kim lâu — kim lâu
44 — kim lâu — không — không
45 — không — không — kim lâu
46 — kim lâu — kim lâu — không
47 — không — không — kim lâu
48 — kim lâu — kim lâu — không
49 — không — không — kim lâu
50 — không — không — kim lâu
51 — kim lâu — kim lâu — không
52 — không — không — kim lâu
53 — kim lâu — kim lâu — không
54 — không — không — kim lâu
55 — kim lâu — không — không
56 — không — kim lâu — kim lâu
57 — kim lâu — không — không
58 — không — kim lâu — kim lâu
59 — không — không — không
60 — kim lâu — không — không
61 — không — kim lâu — kim lâu
62 — kim lâu — không — không
63 — không — kim lâu — kim lâu
64 — kim lâu — không — không
65 — không — không — kim lâu
66 — kim lâu — kim lâu — không
67 — không — không — kim lâu
68 — không — kim lâu — không
69 — kim lâu — không — kim lâu
70 — không — không — không
Trên đây là các phương cách tính tuổi Kim Lâu thông dụng nhất, các bạn có thể tìm hiểu cụ thể vấn đề này qua các số điện thoại 0912916890 – 01699595790 để được tư vấn trực tiếp.
Phản hồi (1)
23-09-2013 at 09:35
Tác giả và mọi người có kinh nghiệm xin cho biết thêm là hiện nay thường phổ biến theo cách tính nào hơn và được tin tưởng hơn ạ! Bởi theo 3 cách tính trên chỉ có các tuổi 20,22,40,59,70 là tính Kim Lâu 3 cách giống nhau chứ các tuổi khác là khác nhau dẫn đến mọi người rất lúng túng không biết áp dụng cách tính nào?
Xin cảm ơn?
Trackbacks - Pingbacks (0)
Viết phản hồi