CHỌN ĐẤT – LÀM NHÀ – MỒ MẢ TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC

“Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” là 3 việc lớn của mỗi người, các cụ ta xưa đã đúc kết. Vì vậy nhu cầu về đất làm nhà, đất chôn cất người đã khuất luôn là mối quan tâm gần như hàng đầu của mỗi gia đình. Nhu cầu ấy diễn biến theo tiến trình phát triển của đất nước. Nhưng sôi động nhất chỉ từ vài thập niên trở lại đây, khi dân số tăng cao, khi công nghiệp hóa phát triển, khi đô thị hóa tràn lan…Xét cho cùng nhu cầu ấy là tất yếu và hoàn toàn chính đáng. Nếu chỉ như vậy cũng chẳng có gì đáng nói. Điều đáng nói ở đây là: những quan niệm và cách giải quyết thực tế về vấn đề chọn đất, xây nhà, đặt mồ mả hiện đang bộc lộ những hiểu biết mơ hồ thiếu cơ sở khoa học. Hầu như đều dựa trên nền tảng của văn hóa cổ Trung Hoa – phong thủy và nhiều tập tục lạc hậu khác. “Phong Thủy Địa Cát” Mai Văn Sinh giới thiệu cùng các bạn…

Ngày nay, không ít người vẫn còn cho rằng sự thành đạt trong cuộc sống – danh vọng, địa vị, tiền tài, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, nhà lầu xe hơi…có được phần lớn là do “một thế lưc vô hình” nào đó từ dưới nền đất, từ trong nhà, từ mồ mả tổ tiên “phù phép” tạo nên. Nào là đất có dạng mui rùa, hội đủ “tứ linh” mới tốt, không có “long mạch huyệt vị” xấu, nhất là được trấn trạch bằng đá “Thái sơn thạch cảm đương”…Nào là “đất có thổ công sông có hà bá” - thần linh thổ địa -  gia trì phù trợ. Hướng nhà, hướng cửa, ngày giờ khởi công, động thổ, cất nóc, khánh thành đã thực hiện đúng như thầy tử vi tướng số mách bảo. Việc xin âm dương lấy quẻ, đặt bàn thờ, lập đàn tế lễ, đốt hình nhân thế mạng giải hạn cho chủ nhân đã làm đầy đủ…Nào là mồ mả tổ tiên kết phát con cháu ăn gia làm nên…
Thật sự, có đúng như vậy không?
Trong cuộc sống, tất cả những gì mỗi người có được nhất quyết không phải bỗng dưng từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên, Càng không phải do thần thánh ma quỷ quyết định. Cũng không phải do đất cát, nhà cửa, mồ mả chi phối. Tại sao?
Câu ngạn ngữ của cha ông ta xưa phê phán những ai biếng làm mà chỉ muốn ăn là kẻ: “há miệng chờ sung“.Thật chí lý!
Ngày nay sống trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão, những cách nhìn nhận và làm như trên thực sự chẳng có nghĩa gì mà ngược lại còn có tác dụng xấu. Tất cả hoàn toàn xa lạ với khoa học.
Khi bàn về chuyện đất cát, xưa có thuật xem tướng đất cùng một dòng phái thuật xem tướng mặt, tướng tay, lưng, ngực, bụng truyền thống của Trung Quốc. Thuật xem tướng đất còn có tên gọi là “thuật thanh nang”, là có liên quan đến cuốn “Thanh nang trung thư” do Quách Phác, người đời Tấn viết ra. Thanh Điểu vốn là người chuyên xem tướng đất thời Hán, ông đã viết ba cuốn “Thanh điểu từ” (trong “Cựu đường thư kinh tịch chí”). Vì thế, đã trở thành tên gọi thay thế là thuật xem tướng đất.
Thuật xem tướng đất cổ đại cho rằng: “Tướng đất mà được thì nhà cửa bình an, nhân đình thịnh vượng, tử tôn đa phúc, tướng đất không được thì nhà có ma, lụn bại tiêu điều, hại lây đến con cháu”. Nguyên tắc của thuật xem tướng đất là: “chú ý đến hình thể của sông núi, tàng phong đắc thủy, kết hợp với âm dương ngũ hành để luận suy”. Từ đây lại nảy sinh phép “vọng khí”. Người xưa gọi nơi có khí tốt là “Thái cực hôn” tức là “thoạt nhìn thì ẩn ẩn hiện hiện, phảng phất mơ hồ. Nhìn qua thì có hình, nhìn kỹ thì trống trơn, nhìn xa như có, nhìn gần như không. Nhìn nghiêng thì sừng sững, nhìn thẳng lại mơ hồ”. Màu vàng kim, màu vàng nhạt là khí tốt, khí vàng chứng tỏ khí ở vùng đất ấy rất mạnh. Khí đen là “quỷ sùng” âm thịnh, khí màu hồng có điềm báo trước của hỏa tai, khí trắng là điềm báo trước của việc tang tóc… Vì vậy xem tướng đất, vọng khí được phong thủy coi là thứ vũ khí sắc bén tìm đất tốt loại đất xấu để xây nhà ở… Vương Ngọc Đức trong cuốn “Bí ẩn của phong thủy” viết: “Thực chất đó chỉ là phép quan sát bằng trực giác của ông cha ta xưa và được đúc kết thành kinh nghiệm đơn giản và rất chung chung mơ hồ, thậm chí vô nghĩa”.
Chắc chắn những nhà kiến trúc xây dựng ngày nay không thể dựa vào những khái niệm mơ hồ đó để tính toán dựng nên những ngôi nhà chọc trời, những công trình nguy nga đồ sộ được. Ngày nay trong những dự án quy hoạch phát triển đô thị cũng như các khu công nghiệp…để chọn đất và xử lý nền móng đã có hẳn ngành khoa học hiện đại: “Các Khoa học về Traí đất” (nào là địa lý, địa hình, địa mạo, địa chất kiến tạo, địa động lực, địa hóa, địa chất công trình, địa chất thủy văn, cơ học đất nền móng – địa kỹ thuật, … nên: thế nào là đất tốt, đất xấu, đất cần phải xử lý…để xây dựng các công trình, trong đó có mồ mả… đều được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở khảo sát thăm dò, khoan, thí nghiệm đất nước đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật rõ ràng, có các giải pháp xử lý nền hoàn hảo hiệu quả   … Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học này vẫn còn một lỗ hổng tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Đó là “tia đất – địa bức xạ” – loại môi trường hầu hết có hại cho sức khỏe con người mà ngành khoa gọc này đã bỏ qua.  Mới đây “Công ty cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe, Hà Nội” đã công bố kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua về “Tia đất” do Công ty độc lập tiến hành, cho biết:  đất tốt – “đất lành”, đất xấu – “đất dữ” “địa linh nhân kiệt” chính là do “tia đất”, đặc biệt là bức xạ phát ta từ mồ mả hài cốt. Bài báo: “Đừng quên hồn của đất” đăng trên báo tuần “KH&CN” TTXVN – 2007 đã nói rõ về vấn đề này.
Khi bàn về chuyện nhà cửa cũng vậy, còn nhiều vấn đề như trên đã đề cập cần phải xem lại. Ngày nay hầu hết chúng ta đã và đang được sống trong những ngôi nhà khang trang  to đẹp, sạch sẽ, lịch sự…đích thực là “nhà cao cửa rộng” và cũng không ít chủ nhân của nó đã làm đủ phép như “thầy địa lý phong thủy, tử vi tướng số, bói toán” mách bảo. Thế nhưng không ít trong số đó chủ nhân của nhiều gia đình gặp  đủ thứ xui xẻo: ốm đau bệnh tật, sức khỏe ngày môt giảm sút, công ăn việc làm trục trặc, công danh sự nghiệp đổ vỡ, thậm chí khuynh gia bại sản, chết sớm. Rồi lại tiếp tục đi tìm “thầy bà” từ Nam ra Bắc để hóa giải rốt cuộc cũng vô vọng. Vì sao?
Như đã biết, căn nhà ta ở chỉ là cái vỏ mỏng manh khoanh lấy một khoảng không gian nhỏ bé, che chắn một cách ước lệ với thiên nhiên bao la để bảo vệ chính mình nhằm giảm thiểu những tác hại khắc nghiệt của môi trường như nắng mưa, bão tố, giá rét, côn trùng thú dữ… thâm nhập mà thôi. Chứ không thể ngăn cản hết được những tác nhân có hại khác của môi trường như tia vũ trụ, bão từ, phóng xạ, chất độc hóa học, tia đất (trong đó có tia từ mồ mả hài cốt). Nguy hại hơn và nguy hiểm hơn ở chỗ, mắt thường không thể nhìn thây và không vật liệu xây dựng nào ngăn chặn được chúng.  Đây mới chính là nguyên nhân, là thủ phạm gây nên biết bao nhiêu rắc rối khổ đau cho nhiều người, nhiều gia đình. Chứ đâu phải tại bàn thờ, giường ngủ, cổng cửa… đặt sai hướng, Khi làm nhà (động thổ, cất nóc, khánh thành…) không xem ngày xem tháng, động mồ động mả…Kết quả nghiên cứu của “Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe” mới đây cho biết: tia đất và tia đất dị thường (do phóng xạ, hóa chất độc hại, mồ mả hài cốt…) rất có hại cho sức khỏe con người. Gần đây trên các phương tiện đại chúng đã dăng tải về hiện tương có nhiều làng ung thư, nhiều xóm ung thư…đây là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường đất nước do chiến tranh (chất độc màu da cam…) do chất thải độc hại từ các nhà máy, bệnh viện…Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu trong nhà tồn tại những tia này đều khó tránh khỏi ốm đau bệnh tật, thậm chí tai nạn cho những người sống trong đó. Đơn giản bởi lẽ, cơ chế tác động có hại của những tia này là  làm lệch từ trường của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, gây mất thăng bằng đẫn đến  mệt mỏi, choáng váng, say, không định thần lâu dần dẫn đến bệnh tâm thần, hoang tưởng (xưa gọi là vong nhập, ma làm) đặc biệt trẻ em do thần kinh còn non rất nhậy cảm với tia này nên tỷ lệ mắc chứng thần kinh cao hơn.
Tóm lại, Ta đang sống trong một thế giới mà cuộc sống vật chất và tinh thần đã đạt tới mức tương đối cao. Thành quả mà con người đạt được không gì khác ngoài sự cần cù chịu khó, hăng say lao động, đặc biệt lao động sáng tạo. Trước hết ta cần phải biết ơn những nhà bác học, những nhà phát minh sáng chế đã đem lại cho nhân loại nhiều sản phẩm, nhiều của cải ngoài sức tưởng tượng phục vụ đắc lực cuộc sống. Mức sống và chất lượng sống được như ngày hôm nay đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc nhờ năng lực sáng tạo phi thường của con người trong đó có mỗi chúng ta. Một lần nữa xin nhắc lại rằng đó không phải do trời phật, thần thánh, long mạch, huyệt vị, hướng nhà hướng cửa, mồ mả…

Muốn biết mảnh đất “tốt” hay “xấu” để  dựng nhà cửa nên tìm đến các nhà địa chất công trình, địa kỹ thuật tư vấn, đo đạc kiểm tra địa tầng chất đất…bằng thiết bị máy móc, tiến hành thí nghiệm các thông số kỹ thuật của đất nền.
Để có ngôi nhà hoàn hảo đúng nghĩa nên tìm đến các nhà kiến trúc xây dựng giải các bài toán thiết kế tối ưu đảm bảo cho môi trường nhà ở  trong lành hợp với thời tiết khí hậu địa phương (vi khí hậu), đặc biệt là môi trường xung quanh …
Cần đo đạc phát hiện và xử lý tia đất trước khi đặt móng xây nhà. Nhà nào đã và  đang ở rồi cũng nên kiếm tra tia đất, mồ mả hài cốt để nếu có sẽ tiến hành xử lý triệt để tránh mọi rủi ro sau này.
Nhân đây cũng khuyến nghị chuyên ngành “Địa chất công trình và Cơ học đất nền móng – Địa kỹ thuật” cần xem xét cân nhắc tới vấn đề “tia đất” và coi đây là một chỉ tiêu kỹ thuật không thể thiếu trong hàng loạt các chỉ tiêu đã có để dần đưa vào quy trình kỹ thuật về khảo sát thăm dò thí nghiệm đất nền cho mọi công trình, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu có hại tới sức khỏe công đồng khi khai thác sử dụng những công trình đó.

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb