Khái Niệm Về Thuật Ngữ PHONG THỦY (Phần 2)

Trạch triệu: Đất huyệt mộ. Hiếu kinh. Táng thân viết : “Bốc kỳ trạch triệu nhi an thố chi”. Đường Huyền Tông chú giải : “Trạch, nghĩa là đất huyệt mộ, triệu, đất mồ mả vậy”. Vị nhân trần tình biểu của Trần Tử Ngang đời Đường có câu “Kim bốc cư trạch triệu, tương nhập cựu doanh” (Nay bói đất đào huyệt, đem an táng ở ngôi mộ cũ. Về sau các chữ “Bốc trạch”, “Bốc triệu” đều chỉ việc chọn đất an táng, riêng Bốc trạch còn có nghĩa chọn nơi làm nhà ở. Xem mục Bốc trạch.
Ngưu miên địa: Đất huyệt mộ. Rút từ Tấn thư. Chu Phỏng truyện : “Hồi Đào Khản còn nhỏ, Đinh Gian chết, sắp mai táng, nhà có con trâu bỗng dưng bỏ đi đâu không biết. Gặp một ông già nói: Ở cái gò phía trước lão thấy có con trâu nằm ngủ, nếu mai táng ở đó, sẽ được làm quan to. Ông già lại chỉ tay về phía một quả núi mà nói, chôn ở đấy cũng tốt, đời này sẽ có người làm quan hưởng lương hai ngàn thạch, nói đoạn biến đi luôn. Khản tìm thấy trâu, nhân đó đem mai táng ở chỗ ấy”. Về sau người ta bèn dùng hai chủ ngưu miên” (trâu ngủ) để chỉ đất huyệt mộ. Nhà thơ Đinh Hạc đời Nguyên có câu “Giai thành dĩ bốc ngưu miên địa, Bình lập Thái sơn đới vĩ tư”.
Giai thành: Đất huyệt mộ. Rút từ Bác vật chí, quyển 7 “Dị văn” : “Đời Hán, Đằng Công (Hạ Hầu Anh) chết, định mai táng ở bên ngoài thành Đông Đô , các quan đi đưa tang, chiếc xe tứ mã chở quan tài. Mấy con ngựa không chịu đi, cứ hí thảm thiết và dùng vó cào xuống đất, hằn thành dòng chữ “Giai thành uất uất, tam thiên niên, kiên bạch nhật, hu giai Đằng Công cư thử thất” bèn mai táng tại chỗ đó. Về sau người ta bèn dùng hai chữ “Giai thành” để chỉ đất huyệt mộ. Nhà thơ Đinh Hạc đời Nguyên có câu “Giai thành dĩ bốc ngưu miện địa, Binh lập Thái sơn đới vĩ tư”.
Huyền thất: Nhà mồ. Tư đồ Lã Công lỗi của Trương Hoành đời Hán (xem Nghệ văn loại tụ, quyến 47): “Khứ thử ninh ngụ, qui ư u đương. Huyền thất minh minh, tu dạ di trường”. Tấn thư. Tá Quí Tần truyện: “Ái định trạch triệu, khắc thành huyền thất”. Thuật Phong thủy bèn dung hai chữ “huyền thất” để chỉ huyệt mộ.
Huyền trạch Huyệt mộ. Trịnh quân mộ chí minh của Hàn Dũ đời Đường (xem Xương Lê tập, quyển 32), có câu : “Động nhiên hỗn phác tuyệt hà thương, Giáp Tí nhất chung phản huyền trạch”. Đôn Hoàng, quyển Tử Bá 3358 “Mộ huyệt phù”: “Thử thư huyền thất tứ giác, đại cát lợi”.
Huyền khư: Huyệt mộ. Quán thị địa lý chỉ mông. Thịnh suy cải độ đệ tứ thập” : “Đương sơ lũ khảm, cự khoa kim nhật chi huyền khư, huống thử giai thành, ninh bảo thiên niên chi hoang tần !” với lời chú “Huyền khư, nghĩa là huyệt vậy”.
Sinh khoảng : Nhà mồ xây dựng cho mình lúc còn sống. Phong tục này có từ đời Hậu Hán. Hậu Hán thư. Triệu Kỳ truyện : Lúc còn sống, Triệu Kỳ xây dựng thọ tàng đúc 4 bức tượng Tử Sản, Án Anh, Lý Trát, Thúc Hướng đặt ở vị trí tân khách, lại tự vẽ chân dung mình treo ở vị trí chủ nhân, ngụ ý tán tụng”. Lý Hiền chú giải : thọ táng nghĩa là nhà mồ, dùng chữ thọ, ngụ ý mong được lâu bền như chữ thọ quan, thọ khí vậy”. Về sau, vào đời Đường, quan Tư không xây dựng sinh khoảng, mỗi khi đến ngày lành vào mùa xuân, mùa thu, lại mời quan khách đến đó ngâm vịnh. Ngày nay vẫn còn có người theo cách ấy, thực là một hủ tục.

THỦY ĐẠO VÀ THỦY HÌNH

Thủy long: Chi thủy đạo (đường nước chảy) ở vùng đồng bằng. Thuật Phong thủy vốn lấy mạch núi làm Long, sinh khí tùy theo nó mà vận hành trong lòng đất, là Nội khí, còn thủy lưu thì gọi là Ngoại khí. Ở vùng đồng bằng sông nước, không có núi, chỉ có thủy, nên lấy thủy lưu làm Long, đồng thòi cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất mà vô hình, khi dồi dào sung mãn thì tràn lên mặt đất, tức là thủy. Quan sát thủy tức là quan sát khí, giống như tầm (tìm) Long ở vùng núi. Ca quyết nói: “Hành đáo bình dương mạc vấn tông, Chỉ khán thủy nhiêu thị chân Long” (Thủy Long kinh tự ). Thuyết thủy Long lấy dòng sông lưu thông làm Hành Long, tức là Can Long (thân Long), thân Long uốn lượn. giới định Ngoại khí. Mương ngòi, kênh rạch là các Chi Long (phân nhánh), Chi Long giao hội, Nội khí thai nghén. Dựa vào thủy Long mà định huyệt dựng nhà, lấy Chi không lấy Can, nhưng cần có Can Chi tương xứng. Can Long không có Chi, khí của nó dàn trải, không thiết thân với nhà ở, huyệt mộ. Chi Long không có Can, tuy phát phúc nhưng chẳng lâu bền. Điều quan trọng là phải phối hợp Can Chi một cách sinh động. Vùng sông hồ, nước mênh mông trông như đại Can, dựng nhà có thể hội tụ sinh khí, làm mộ chỉ cần Chi thủy có tình là được. Trong thuật Phong thủy, thuyết thủy Long căn cứ vào tình hình vùng sông nước mà được đề ra, có ảnh hưởng rất lớn đối với Phong thủy dương trạch.
Thủy thành : Thủy đạo. Chỉ thủy lưu uốn quanh như bức tường thành. Sinh khí vận hành trong lòng đất, gặp thủy thì dừng; thủy lưu uốn lượn như cánh cung, giới hạn chân núi, ngăn dừng sinh khí, nên gọi là Thủy thành. Huyệt mộ, nhà ở đều cần nằm ở bên trong Thủy thành; nếu ở bên ngoài Thủy thành sẽ là phản cung, hung.
Ngoại thuỷ : Thủy đạo. Đối ứng với Nội thủy, tức là dòng nước chảy ở bên ngoài Minh đường. Thuyết thủy Long lấy Can lưu ở bên ngoài Chi thủy làm Ngoại thủy.
Nội thủy: Thủy đạo. Chỉ dòng nước chảy bên trong Minh đường. Nói chung, nó chảy theo hai bên mạch núi đến Minh đường, hội hợp ở trước huyệt, yêu cầu phải Bình, Hoành, Nhiêu; có thể dùng sức người cải tạo cho phù hợp với yêu cầu. Thuyết thủy Long lấy Chi lưu ở bên trong Can lưu sông nước làm Nội thủy.
Nhuế vị : Thủy đạo. Nhuế, nghĩa là chỗ dòng sông uốn khúc. Còn gọi Thủy bắc là Nhuế. Phần lớn vị trí của huyệt mộ, nhà ở đều tọa bắc hướng nam; vị trí sơn nam thủy bắc gọi là Nhuế. Nhưng yêu cầu thủy lưu phải ôm vòng lấy phía trong như cánh cung, thì chỗ đất ấy mới lành.
Nghênh tài: Thủy đạo. Chỉ phía trước huyệt mộ có thủy lưu bốn phía chảy tới hội tụ. Thủy tượng trưng tiền tài, nên gọi là nghênh tài. Mai táng thì cát.
Kim long: Thủy đạo. Thuật Phong thủy lấy Thìn sơn, Tuất sơn, Mùi sơn, Sửu sơn làm đất Tứ mộ; thuỷ chảy đi phương vị Tứ mộ là cát. Nếu dòng nước ở phương vị Tứ mộ thông thoáng, thì nói là Kim Long động; nếu dòng chảy ở đó bế tắc, thì gọi là Kim Long không động. Kim Long động, thì tại đất huyệt mộ âm dương điều hòa, thư hùng giao hội, cát lành. Kim Long không động, thì thiếu sinh khí, hung.
Thủy khẩu : Thủy đạo. Chỉ chỗ nước chảy vào chảy ra ở phía trước nhà ở, thôn xóm hoặc huyệt mộ. Theo lý luận Phong thủy, sinh khí vận hành tùy theo mạch núi, gặp thủy thì dưng. Nghĩa là Lai Long từ xa đến, ắt cần có thủy lưu ở phía trước để ngăn Long tụ khí. Bất kể thủy lưu từ phương nào chảy đến và chảy đi phương nào, chỗ nó đến là nhập khẩu (chảy vào), cũng gọi là Thiên môn; chỗ chảy ra là xuất khẩu, gọi là Địa hộ. Hai chỗ đó gọi gộp là Thủy khẩu. Yêu cầu Thiên môn phải rộng rãi, không nên vòng vèo ách tắc; Địa hộ thì phải phong tỏa kín đáo, tối kỵ chảy thẳng đi một cách vô tình. Do tác dụng của địa hình, nước bao giờ cũng chảy từ chỗ cao tới, nói chung có thể tự nó tìm cách mở rộng lối đi, nên Địa hộ (chỗ nước chảy ra) càng trở nên quan trọng. Thuật Phong thủy trong đa số trường hợp nhắc đến thủy khẩu thì chủ yếu là nói về Địa hộ. Táng kinh dực viết: “Thủy khẩu là một phía mà các loại thủy cùng chảy ra vậy”. Vị trí của thuỷ khẩu nên nằm ở giữa hai bên núi cao hoặc ở chỗ mạch núi uốn lượn; yêu cầu dòng nước uốn khúc mà chảy đi, không thấy nó chảy đi là cát Núi ở hai bên bờ thủy khẩu co 4 tên gọi là Sư (sư tử), Tượng (voi). Qui (rùa), Xà (rắn), lớp lớp che chắn trong thì tụ khí, ngoài thì chắn gió. Nếu Hanh Long phương khác thích hợp với thủy khẩu, sẽ tạo thành các cục diện Hoa biểu, Cản môn, Thiên mã đại quí. Xây dựng đô thành, lăng tẩm đế vương, thì núi ở hai bên thủy khẩu phải sừng sững, cao đẹp, hùng cứ một phương. Cự li của thủy khẩu có xa và gần. Nhìn chung, đất huyệt mộ cách thủy khẩu tương đối gần, còn thôn xóm đô thị thì cách thủy khẩu tương đối xa, từ 1 đến 2 ~ 3 dặm, 7 ~ 8 dặm, thậm chí vài chục dặm, 2 ~ 3 trăm dặm. Cách thủy khẩu xa tất là đại địa. Thủy khẩu đại chia ra nội, ngoại, đại, tiểu. Ngoại thủy khẩu tức Đại thủy khẩu, là nơi tổng vào ra của toàn bộ thủy lưu trong vùng, tức Tổng thủy khẩu. Bên trong Tổng thủy khẩu bất kể Lai Long nhiều hay ít, kết địa nếu là Can, thì sát thân mình cần có Tiểu thủy khẩu, tức Nội thủy khẩu, yêu cầu Sa phải thành lớp lớp thu thủy. Ca quyết viết “Quan môn nhược hữu thập trùng tỏa. Tất hữu vương hầu cứ thử gian”; (Táng kinh dực), là đất đại quí. Trong Phong thủy dương trạch, tại thủy khẩu người ta có thể tiến hành kiến tạo các công trình che chắn phong tỏa thủy khẩu, như bắc cầu, đắp đê, hoặc xây dựng trên bờ đình đài, lầu tháp, hoặc đắp gò nổi ngay trong nước. Ở vùng đồng bằng không có núi che chắn thủy khẩu, thi đòi hỏi thủy lưu phải uốn khúc, đồng thời phải kiến tạo công trình phong tỏa. Phương vị của thủy khẩu cũng có quy tắc phải theo; Ở vùng rừng núi, nói chung thủy lưu tùy theo hướng của mạch núi mà định, ở vùng đồng bằng, thì căn cứ địa thế cao thấp mà quyết. Đặc điểm địa hình của Trung Quốc là phía tây cao, phía đông thấp, nên các dòng sông chủ yếu chảy từ phía tây sang phía đông mà ra biển, cho nên thủy khẩu phần lớn cũng phải nằm ở phía đông, phía nam hoặc đông nam, mà phổ biến là ở phía đông nam. Thuật Phong thủy tổng kết rằng thủy khẩu ở vị trí Tốn sơn là cát lành. Thủy khẩu có nhiều tên gọi, ví dụ Phong môn, ngụ ý có gió thổi vào đây; gọi là Lậu đạo, ngụ ý sinh khí thất thoát từ đây; nên núi ở thủy khẩu có tên gọi Phong thành, Cản môn ngụ ý chắn gió, cản gió. Thuật Phong thủy cực kỳ coi trọng thủy khẩu”. Có lý luận “Nhập sơn quan thủy khẩu” (vào núi quan sát thủy khẩu), cho rằng một vùng đất có đủ mọi điều kiện tốt mà thủy khẩu không được phong tỏa, thì rất hung. Tác dụng thực tế của thủy khẩu là giới định phạm vi bên ngoài của đất huyệt mộ, thôn trấn, đồng thời thủy khẩu cùng nằm ở chỗ địa thế thấp nhất, thường thường cũng là nút giao thông. Thuật Phong thủy rất chú trọng thủy khẩu về căn bản là do người ta coi trọng môi trường bên ngoài của huyệt mộ và thôn trấn.
Kim tinh thủy : Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu uốn cong giống như cánh cung, như cầu vồng, lấy tọa bắc ôm vòng phía nam làm chính thể cát. Nếu tọa đông, ôm vòng phía tây, gọi là Hữu Kim, chủ con trai thứ phát phúc; tọa tây mà ôm vòng phía đông, gọi là Tả Kim, chủ con trai cả phát quí; nếu phản cung quay lưng lại chủ suốt đời bần cùng. Trên thực tế, nhà ở và huyệt mộ nhất thiết phải co thủy lưu ôm vòng ở một phương.
Mộc tinh thủy: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu chảy thẳng theo hướng nam bắc.
Vị trí đối diện thẳng với Mộc tinh thủy là bị bắn thẳng, hung. Mộc tinh thủy phối hợp với 4 tinh khác cung là hung, duy phối hợp với thổ tinh thủy thì chủ yếu là hung, chỉ có một chút cát lành.
Thủy tinh thủy: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu hơi uốn lượn như sóng, cát (lành). Thủy tinh thủy bất kể chảy về phía nào, nếu phối hợp với Kim tinh thủy đều là cát; nếu gặp Mộc tinh thủy, Hỏa tinh thủy bắn thẳng thì hung.
Hỏa tinh thủy: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu đến xéo đi xéo, hai thủy giao nhau thành mũi tên, trông thẳng cứng hoặc hơi uốn lên, hung. Chỉ có một thry đến xéo đi xéo, gọi là Tà phi, cũng hung. Hỏa tinh thủy phối hợp với các tinh khác, cũng hung.
Thổ tinh thủy: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu tràn ngang, theo hướng đông tây, hung. Các biến thể như Thổ thành thủy, Trung thổ thủy thì cát.
Thanh long thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía đông (phía bên trái) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát hung.
Chu tước thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía Nam (phía trước) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng và tiếng nước chảy của nó mà xác định cát hung.
Bạch hổ thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía tây (phía bên phải) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát hung.
Huyền vũ thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía bắc (phía sau) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát hung.
Triều thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu chảy đến từ phía trước nhà ở và huyệt mộ. Yêu cầu nó phải uốn lượn như con rắn trườn mình mà tới, hoặc như dải ngọc quấn quanh eo lưng, trông dịu dàng hòa hoãn. Ca quyết nói: “Thủy kiến tam loan, phú quý an nhàn” (Thủy Long kinh). Nếu chảy thẳng đến, gọi là xung xạ, đại hung.
Kiềm thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ôm vòng hai bên tả hữu huyệt mộ như cái kìm, còn gọi là “Lưỡng thủy hợp”. Sau khi mai táng chủ con cháu không phú thì quí. Nếu bên trong cái kìm có chỗ đất cao, định huyệt tại đó, chủ con cháu văn võ toàn tài.
Đấu thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu có hình dạng tròn, lõm, khuyết như cái đấu. Ca quyết nói: “Long hổ lưỡng tương đấu, gian nghịch đa hung cữu, phụ tử bất tương thân, huynh đệ như cừu khấu” (Thủy long king). Hung.
Xung xạ: Thủy đạo. Phàm thủy lưu chảy thẳng đến trước nhà ở hoặc huyệt mộ, đều gọi là Xung Xạ, đại hung.
Phân phi: Thủy đạo. Phàm thủy lưu ở hai bên nhà ở hoặc huyệt mộ quay lưng chảy đi, gọi là Phân phi. Hung.
Phi thủy: Thủy đạo. Phàm thủy lưu ở một bên nhà ở hoặc huyệt mộ quay lưng chảy đi, chứ không ôm vòng lấy phía trong gọi là Phi thủy, hung.
Phản thủy : Thủy đạo. Phàm thuỷ lưu ở một bên hoặc cả hai bên nhà ở và huyệt mộ như cánh cung ôm ra phía ngoài, gọi là Phản thủy, hung. Nếu thủy lưu ở phía sau nhà ở, huyệt mộ như cánh cung trở ngược, thì gọi là Phản khiếu thủy. Nếu ở một bên hoặc ở phía sau thoạt đầu uốn lượn ôm lấy phía trong, nhưng sau đó lại quay lưng chảy đi, thì cũng gọi là Phản phi hoặc Tiên bão hậu phản, đều là hung.
Ất tự thủy : Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía sau nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng như chữ Ất, chảy vòng qua nhà, qua mộ mà đi, đại cát.
Chi huyền thủy : Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía sau nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng như chữ Chi, chữ Huyền, uốn lượn mà đến, đại cát. Nếu Chi huyền thủy ở phía trước nhà ở hoặc huyệt mộ, gọi là Triều thủy.
Thập tự thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu giao nhau như hình chữ Thập, ngang dọc rõ ràng, mai táng sẽ hung.
Nếu xây nhà ở trong thị trấn thì cát; riêng một nhà thì hung. Nếu thủy lưu giao xéo nhau thành chữ Thập, bất luận âm dương trạch, đều là hung.
Tính tự thuỷ: Thuỷ đạo. Chỉ thủy lưu giao nhau như hình chữ Tỉnh, ngang dọc rõ ràng, mai táng sẽ hung. Nếu xây nhà ở trong thị trấn thi cát, riêng một nhà thi hung. Nếu thủy lưu uốn lượn mà giao nhau như chữ Tỉnh, thì dựng nhà sẽ đại quí.
Song long thủy: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở hai bên nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng uốn lượn như con rồng, đồng thời ôm vòng lấy phía trong, an mộ dựng nhà đại cát.
Lục kiện thủy: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ con cháu trở thành thần đồng, trạng nguyên, Tể tướng.
Nghênh thần thủy: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chỉ con cháu trở thành thần đồng, trạng nguyên.
Kim ngư yêu đới: Thủy Đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ con cháu trở thành đại phú, đại quý.
Tứ long hí châu: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ con cháu trở thành đại phú, đại quý.
Tiên chưởng phủ cầm: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây chủ con cháu thi cử đỗ đạt cao.
Phi phụng thủy : Thuỷ đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ con cháu có kẻ trở thành phi tần.
Hồi long thủy : Thủy đạo. Chi thúy lưu tử phương đông nam chảy đến, vòng sang phía tây, ôm lấy nhà ở hoặc huyệt mộ, sau đó chảy về hướng đông bắc, hình dạng như chữ U nằm ngang, chủ con cháu nhiều đời phú quí, làm quan to. Ca quyết nói : “Thủy thần lai xứ phục hồi đầu, hồi long khí mạch thâu, phúc lý bao tàng vô thẩm lậu, phát phúc vĩnh vô hưu” (Thủy Long kinh). Nếu thủy lưu từ phương tây nam chảy đền ôm vòng lấy nhà ở, huyệt mộ, sau đó chảy về hướng tây bắc, thì cũng tốt như vậy.
Qua đằng thủy : Thủy đạo. Chỉ thủy lưu hơi uốn lượn như sóng, từ phía sau chảy đến ôm vòng lấy nhà ở, huyệt mộ, rồi lại chảy về phía sau mà đi; đại cát. Ca quyết nói : “Diện tiền nhất chuyển nhất trùng khố, tài bảo đa vô số, đại giang tiện xuất đại quan vinh, tiểu khê tất chủ gia hào phú” (Thủy Long kinh).
Hoành thủy : Thuỷ đạo. Chỉ thủy lưu từ phía trước hoặc phía sau nhà ở, huyệt mộ chảy tràn ngang qua, hung.
Thực tế đó là Thổ tinh thủy. Ca quyết nói : “Thất hậu hoành thủy trực lưu thông, tạm thời vị bại tức bần cùng” (Thủy long kinh).
Đao thương thuỷ : Thủy đạo. Chỉ nơi thủy lưu giao nhau hoặc dừng lại có hình dạng nhọn như mũi dao, mũi thương, chĩa thẳng vào nhà ở và huyệt mộ, đại hung. Ca quyết nói : “Lưu lai thủy thế tự đao thương, xạ hiệp xung tâm bất khả đương” (Thủy Long kinh)
Bát tự phân lưu : 1) Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía trước huyệt mộ chảy ra như hình chữ Bát, chứ không giao nhau, hung. 2) Hình thế bên trong nhà ở. Chỉ rãnh nước bên trong nhà từ sân giữa chảy ra thành hình chữ Bát cùng gọi là Thiên thần, hung.
Tam hợp thủy : Thủy đạo. Chi ở 3 chỗ Bát tự, Tiết bao, Cầu thiềm đều có thủy lưu từ hai bên chảy xuống, chia thành 3 lớp trong ngoài giao hội tại trước huyệt và ở phía trong hai sa tả hữu, gọi là Tam hợp thủy. Trên thực tế thường thường không thấy mặt nước, chỉ có rãnh nước rất nông, dòng chảy không rõ. Cách kiểm tra như sau: đốt cỏ thành tro, rắc tro bốn phía, chờ lúc mưa nhỏ, thấy tro bị dồn thành vệt, chính là nó. Cũng có Nhị hợp thủy, là Chi long kết mạch. Tác dụng của Tam hợp thủy là tụ họp sinh khi, nếu không có nó thì không phải đất lành.
Đại bát tự: Thủy đạo. Ở chỗ tam thoa của Lai Long có thuỷ chảy tách ra hai bên hình dạng như chữ Bát. Vì bên dưới nó lại có Bát tự thủy phân lưu, nên gọi là Đại bát tự. Ví với cơ thể người, thì Đại bát tự là hai vai.
Tiểu bát tự : Thủy đao. Bên dưới tam thoa của Lai Long, ở chỗ Cầu thiềm, có thủy chảy tách ra hai bên, hình dạng như chữ Bát. Vì bên trên nó đã cỏ Bát tự thủy là Đại bát tự, nên gọi nó là Tiểu bát tự. Ví với cơ thể người, thì Đại bát tự là hai mắt.
Hà tu thủy : Thủy đạo. Ở hai Sa tả hữu phía trước huyệt mộ có thủy gần như giao nhau tại phần đầu mút, đó là Hà tu thủy. Ví với cơ thể người, thì Hà tu thủy là ria mép.
Ngọc tính: Chỉ rãnh, hào chứa nước ở trước huyệt mộ. Nói chung người ta dùng sức người lát các phiến đá che bên trên rãnh nước cho ngang bằng mặt đất; sau đó ngầm dẫn nước từ hai bên Lai sơn cho chảy vào Ngọc tỉnh, rồi từ đây cho chảy ra phương vị lục thế. Thực tế là dùng sức người cải tạo Nội thủy. Ngọc tỉnh có tác dụng khiến Nội thủy giao hội ở trước huyệt mà không phá hoại địa thế bằng phẳng của Minh đường Ngọc tỉnh phải là rãnh hoặc hào nước do thiên nhiên tạo nên ở trước huyệt, không thể do con người đào khoét, nêu không sẽ hứng chịu nhiều tai họa. Có thuyết nói Ngọc tỉnh là chỗ chứa nước dơ trước huyệt, không nên che đậy bên trên.
Thủy thanh: Chỉ âm thanh do nước chảy mạnh phát ra. Phàm thủy lưu ở bốn phía nhà ở, huyệt mộ bất kể từ đâu chảy tới rồi chảy đi đâu, đều phải êm đềm hòa hoãn mới tốt; nếu chảy xiết réo sôi là hung; nghe rì rào thì được nghe ai oán hoặc sôi reo, ùng ục như tiếng sấm thì đại hung. Tiếng nước chảy ở trước nhà nghe như tiếng khóc la thoái tài (tiền tài sa sút).
Thưởng thủy pháp: Phương pháp phân biệt chất lượng tốt xấu của thủy (nước) để xác định cát hung. Thuật Phong thủy cho rằng vị của nước tốt hay xấu có quan hệ với cát hung của mạch đất, nên dung Thưởng thủy pháp (phép nếm vị của nước) để dự đoán tình hình mạch đất. Ở vùng đồng bằng và gò đồi, thì lấy nước giếng, nước suối hoặc nước mương ngòi; Ở vùng núi thì lấy nước khe suối, đưa lên miệng nếm thử, nếu thấy vị ngọt, thơm, dịu là cát (lành), nếu thấy vị đắng, chua, cay, nồng là hung.

PHƯƠNG VỊ VÀ TỌA HUỚNG

Nhị thập tứ sơn: Phương vị. Còn gọi là Nhị thập tứ lộ, Nhị thập tứ hướng, là một trong những khái niệm quan trọng nhất của thuật Phong thủy. Xuất hiện sớm nhất trong Ty nam ( kim chỉ nam ) thời cổ, hiện còn giữ được dụng cụ loại đó chế tạo vào đời Hán. Tức là đem chia vòng tròn 360 độ thành 24 phần bằng nhau, mỗi phần là 15 độ, gọi là 1 sơn và dùng 4 duy 8 can 12 chi để đặt tên. Trong thuật Phong thủy, phàm nói đến phương vị, hầu như đều đề cập 24 sơn; được ứng dụng rất rộng rãi. Trên hình vê, đường gạch đứt ( – ) chỉ ranh giới âm dương. Có thuyết nói từ Tuất sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Ất sơn là dương, từ Thìn sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Tân sơn là âm. Một thuyết khác coi từ Tí sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Bỉnh sơn là dương, từ Ngọ sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Nhâm sơn là âm. Khi nói đến Tọa hướng thủy pháp, lại thường lấy 12 sơn Nhâm, Tí, Quý. Dần, Giáp, Ất, Thìn, Ngọ, Khôn, Thân, Tuất, Càn làm dương; còn 12 sơn Hợi, Sửu, Cấn, Mão, Tốn, Ty, Bính, Đinh, Mùi, Canh Dậu, Tân lam âm. Trong phạm vi dương là dương sơn dương thủy, trong phạm vi âm là âm sơn âm thủy, phái căn cứ qui tắc mà phối hợp, dương chảy theo dương, âm chay theo âm, âm dương rối loạn thì hung. Mỗi một trong 24 sơn có tên gọi cát hung khác nhau, âm dương trạch khác nhau. Dương trạch lấy Càn sơn làm Thiên môn, Thú dương; Hợi sơn là Chu tước, Long đầu (đầu của long); Nhâm sơn là Đại họa; Tí sơn là Tử táng, Long hưu thủ (tay phải của Long), đối ứng quẻ Khảm; Quý sơn là Phạt ngục; Sửu sơn là Quan ngục, Huyền ngục. Cấn sơn là Quỉ môn Trạch ung; Dần sơn là Thiên hình Long bối (lưng của Long ); Giáp sơn là Trạch hình; Mão sơn là Hình ngục, Long hữu hiệp (sườn bên phải của Long), đối ứng quẻ Chấn, Ất sơn là Đằng xa, Tụng ngục, Thìn sơn là Bạch hổ, chân bên phải của Long; Tốn sơn là Địa hộ, Phong môn. Phúc thủ, Tỵ sơn là Thiên phúc, Trạch cực, đuôi Long; Bính son là Minh đường, Trạch phúc; Ngọ sơn là Cát xương, chân trái của Long, đối ứng quẻ Ly; Đinh sơn là Thiên thương; Mùi sơn là Thân phủ; Khôn sơn là Nhân môn, ruột của Long, Phúc nang (Túi phúc); Thân sơn là Ngọc đường; Canh sơn là Trạch đức. Dậu sơn là Đại (đức, sườn bên phải của Long, đối ứng quẻ Đoài; Tân sơn là Kim quý, Tuất sơn là Đia phủ, tay trái của Thanh Long. Tên gọi cát hung của 24 sơn âm trạch thì ngược hướng với dương trạch, ví dụ Hợi sơn của dương trạch là Chu tước, đầu của Long, thì đối nghịch là Tỵ sơn, Thiên phúc, Trạch cực, đuôi của Long, vậy Hợi sơn của Âm trạch biến thành Tỵ sơn, Thiên phúc, Trạch cực, đuôi của Long, âm trạch Ty sơn biến thành Chu tước, đầu của Long. Những cái khác theo đó mà suy, nhưng Tứ duy thì không biến động, nghĩa là Càn sơn, Cấn sơn Tốn sơn, Khôn sơn thì âm dương trạch giống nhau. 24 sơn lại có tọa mệnh, như Hợi sơn dương trạch là phụ mệnh (mệnh cha), Nhâm sơn là Mẫu mệnh (mệnh mẹ ), Tí sơn là mệnh con trai cả, Quý Sơn là mệnh con trai thứ. Âm trạch thì lấy Tỵ sơn làm mệnh cha, Bính sơn làm mệnh mẹ, Ngọ sơn làm mệnh con trai cả, Đinh sơn làm mệnh con trai thứ. Phàm xung phạm mệnh tọa, thì tai họa sẽ ứng vào người tương ứng, đại hung. 24 sơn có quan hệ với ngũ hành, bát quái, 12 cung, cửu tinh, 24 thiên tinh, 24 tiết khí. Xem mục La bàn.
Nhị thập tứ lỗ : Tức Nhị thập tứ sơn. Xem mục Nhị thập tứ sơn.
Tứ chính : Phương vị. Chỉ 4 hướng chính đông, chính tây, chính nam, chính bắc. Trong 24 sơn đó là Tí sơn (chính bắc), Ngọ sơn (chính nam), Mão sơn (chính đông), Dậu sơn (chính tây), phân biệt đối ứng 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Tầm Long định huyệt nhìn chung không coi việc toạ lạc hoặc mặt hướng về tứ chính là cát.
Tứ ngung : Phương vị. Tức 4 góc. Chỉ 4 hướng đông nam, tây bắc, tây nam, đông bắc. Góc đông nam còn gọi là “Giao”, góc tây bắc còn gọi là “Ốc lậu”, góc tây nam còn gọi là “Áo”, góc đông bắc còn gọi là “Hoạn”. Trong 24 sơn, Tứ ngung là Càn sơn (tây bắc), Cân sơn (đông. bắc), Tốn sơn (đông nam), Khôn sơn (tây nam). Hạ tang lấy tọa lạc hoặc mặt hướng về Tứ ngưng là quí. Tứ ngưng còn gọi là Tứ duy.
Tứ duy: Phong vị. Tục Tứ ngung. Xem mục Tứ ngưng.
Bát can : Phương vị. Chỉ 8 thiên can trong 24 sơn là Giáp, Canh, Bính, Nhâm, Ất, Tân, Đinh, Qúy. Phân biệt lần lượt nằm ở các vị trí: chính đông thiên bắc 15 độ (Giáp), chính tây thiên nam 15 độ (Canh), chính nam thiên đông 15 độ (Bính), chính bắc thiên tây 15 độ (Nhâm), chính đông thiên nam 15 độ (Ất), chính tây thiên bắc 15 độ (Tân), chính nam thiên tây 15 độ (Đinh), chính bắc thiên đông 15 độ (Quý). Vì thiên can không có Sát mà địa chi không có Sinh nên hạ táng lấy tọa lạc hoặc chính hướng tám Can nói trên là quí. Ca quyết có câu : “Cổ nhân vi hà chỉ hữu bát, trong dục phùng sinh bất phùng sát” (Quản thị địa lý chỉ mông).
Thiên môn : 1) Phương vị. Chỉ hướng tây bắc. Chính là Càn sơn. Thuyết này xuất hiện rất sớm. Thuật Phong thủy cho rằng ở phương vị Thiên môn không nên xây lầu cao, phạm vào chỗ đó sẽ hại cho gia trưởng. Chọn ngày Đinh, ngày Nhâm trong tháng Năm mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thi cát. 2) Địa hình. Chỗ nước chảy đến hoặc chảy vào, cần phải rộng mở. Xem mục Thủy khẩu.
Địa hộ : 1) Phương vị. Chỉ hướng đông nam. Chính là Tốn sơn. Còn gọi là Phong môn. Thuật phong thuỷ cho rằng ở phương vị Địa hộ không nên xây lầu cao, (chỉ nên mở cửa hoặc xây phòng thấp, để sinh khí khỏi bị bế tắc. Chọn ngày Bính, ngày Tân trong tháng Mười Một mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì cát. 2) Địa hình. Chỗ nước chảy đi hoặc chảy ra, cần uốn lượn ngoằn ngoèo. Xem mục Thủy khẩu.
Nhân môn : Phương vị. Chỉ hướng tây nam. Chính là Khôn sơn. Còn gọi là Long tràng. Phong thủy dương trạch cho rằng Nhân môn là nơi nên làm chuồng trâu chuồngngựa. Chọn ngày ất, ngày Canh trong tháng Hai mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì cát. Có thuyết nói Nhân môn là “Lý quỉ môn” hoặc “Nữ quỉ môn”, không thể làm nhà bếp, nhà xí ở phương vị này.
Quí môn : Phương vị. Chỉ hướng đông bắc. Chính là Cấn sơn. Còn gọi là Quỷ Lộ. Tà khí, Sát khí phần nhiều từ phương này đến, cho nên tuyệt đối không mở cửa hoặc làm phòng ở. Nên xây tường cao che chắn sát khí. Chọn ngày Giáp, ngày Kỷ trong tháng Tám mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì cát. Có thuyết gọi đây là “Biểu quỉ môn” , không thể làm nhà bếp, nhà xí ở phương vị này.
Quí lộ : Phương vị. Tức Quỉ môn. Xem mục Quỉ môn.
Lục tương : Phương vị. Tương có nghĩa phu trợ. Chỉ trạng thái sinh vượng của ngũ hành. Thuật Phong thủy lấy Dưỡng, Tràng sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng trong Ngũ hành Tràng sinh làm Lục tương, ở các vị trí lần lượt khác nhau như : Bính hỏa lấy Ngọ làm Đế vượng. Đinh kim lấy Mùi làm Quan đới. Khôn thổ lấy Thân làm Tràng sinh, Canh thổ lấy Dậu làm Mộc dục, Tân thủy lấy Tuất làm Quan đới, Canh mộc lấy Dần làm Lâm quan, Ất hỏa lấy Thai làm Quan đới. Căn cứ phương vị Lục tương, có thể dự đoán sự cát hung hưu vượng của sơn, thủy. Nói chung, phàm Long hoặc Thủy đến từ phương vị Lục tương thì đều là cát lợi. Phương vị sở tại của Lục tương thì biến đổi theo ngũ hành (xem cụ thể ở mục Nhị thập tứ sơn ngũ hành thủy pháp).
Lục thế : Phương vị. Thế có nghĩa phế bỏ, suy bại. Thuật Phong thủy lấy Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai trong Ngũ hành Tràng sinh làm Lục thế, ở các vị trí lần lượt khác nhau và biến đổi theo Ngũ hành, như Giáp thủy lấy Dần làm Bệnh, Tốn mộc lấy Thìn làm Mộ, Càn kim lấy Hợi làm Bệnh, Nhâm hỏa lấy Tý làm Thai, Quý thổ lấy Sửu làm Suy. Từ đó có thể suy ra cát hung của sơn thủy. Nói chung, phàm sơn, thủy tử phương vị lục thể đi tới thì không cát lợi. Từ phương vị Lục tương đến, rồi đi tới phương vị Lục thế, thì cát. Phương vị sở tại của Lục thế thì biến đổi theo ngu hành (xem cụ thể ở mục Nhị thập tứ sơn ngù hành thủy pháp).
Tứ mộ : Phương vị. Chỉ 4 phương Thìn sơn, Tuất sơn, Sửu sơn, Mùi sơn trong 24 sơn, lần lượt nằm ở vị trí đông nam thiên đông 15 độ (Thìn), tây bắc thiên tây 15 độ (Tuất), đông bắc thiên bắc 15 độ (Sửu) tây nam thiên nam 15 độ (Mùi). Hạ táng mà toạ lạc hoặc hoặc quay mặt về phương vị Tứ mộ thì chỉ có hung, không có cát. Nêu thủy lưu chảy đi phương Tứ mộ, thì cát lợi. Xem mục Kim long.
Tứ tuyệt: Phương vị. Chỉ 4 phương Dần sơn. Thân sơn, Tỵ sơn, Hợi sơn trong 24 sơn, lần lượt nằm ở vị trí đông bắc thiên đông 15 độ (Dần), tây nam thiên tây 15 độ (Thân), đông nam thiên nam 15 độ (Tỵ), tây bắc thiên bắc 15 độ (Hợi). Hạ táng mà toạ lạc hoặc hoặc quay mặt về phương vị Tứ tuyệt thì đại hung.
Tứ hung : Phương vị. Phong thủy dương trạch coi phương vị sở tại của 4 hung tinh Lục sát, Ngũ quỉ, Họa hại. Tuyệt mệnh là Tứ hung. Ở vị trí Tứ hung thì phòng ốc nên thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, nhà xí. Nếu Du niên của chủ nhà định cung Sinh tại phương vị Tứ hung, thì không nên động thổ sửa chữa.
Sinh khí tinh: Phương vị. Thường gọi tắt là Sinh Khí, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Tham Lang, ngũ hành thuộc mộc, bát quái là quẻ Cấn. Rất tốt. Âm trạch phong thủy dùng sao này chi phương vị và hình dạng sơn.
Xem thêm mục Tham Lang. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như Khảm trạch thi Sinh Khí ở phương vị đông nam Tốn ; Đoài trạch thì Sinh Khí ở vị trí Càn, tây bắc. Tại vị trí có Sao Sinh Khí nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa, bố trí phòng ở, giếng nước, chuồng gia súc. Sinh Khí còn là một trong Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương ứng.
Diên niên tinh : Phương vị. Thương gọi tắt là Diên Niên, một trong cửu tinh. Tương ứng Vũ Khúc, ngũ hành thuộc kim, bát quái là quẻ Đoài. Rất tốt. Âm trạch phong thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Vũ khúc. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như Càn trạch thì Diên Niên ở vị trí Khôn, tây nam; Chấn trạch thì Diên Niên ở vị trí Tốn, đông nam. Tại vị trí có sao Diên Niên nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa, bố trí phòng ở, giếng nước. Diên Niên còn là một trong Xuyên cung cửu tinh. (Xem mục tương ứng)
Thiên ất tinh: Phương vị. Thường gọi tắt là Thiên ất, còn gọi là Thiên Y, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Cự Môn, ngũ hành thuộc thổ, bát quái là quẻ Tốn. Tốt vừa.
Âm trạch phong thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Cự Môn. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như Khôn trạch thì Thiên ất ở vị trí Khảm, chính bắc; Ly trạch thì Thiên Ất ở vị trí Tốn, đông nam. Tại vị trí có sao Thiên Ất, nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa; bô trí phòng ở, chuồng gia súc. Thiên ất còn là một trong Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương ứng.
Thiên y tinh : Phương vị. Tức sao Thiên ất. Xem mục Thiên ất tinh.
Lục sát tinh : Phương vị. Thường gọi tắt là Lục Sát, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao văn Khúc, ngũ hành thuộc thủy, bát quái là quẻ Ly, hung (xấu vừa). âm trạch phong thủy dung sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Văn Khúc. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như Tốn trạch thì Lục Sát ở vị trí Đoài, chính tây; Cấn trạch thì Lục Sát ở vị trí Chấn, chính đông. Tại vị trí có sao Lục Sát, không nên xây phòng ốc cao lớn, mà nên bố trí nhà bếp, nhà vệ sinh. Lục Sát còn là một trong Xuyên cung cửu tinh.

__________________

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb